NHỮNG LƯU Ý ĐỂ TRÁNH GẶP RỦI RO KHI ĐẶT CỌC MUA NHÀ ĐẤT

Bạn rất có thể mất tiền mà không mua được nhà khi quyết định đặt cọc mà không tìm hiểu kỹ người bán và cả ngôi nhà mình dự định mua.

Trong những giao dịch hàng ngày, đặt cọc là biện pháp đảm bảo dân sự được sử dụng thường xuyên. Mọi người thường đặt cọc khi thuê nhà hay mua bán thứ gì đó có giá trị như bất động sản.
Chuyên gia bất động sản cá nhân Phan Công Chánh (Tp.HCM) đã đưa ra những khuyến cáo cho người mua bất động sản trước, trong và sau khi ký hợp đồng đặt cọc:

Những việc cần làm trước khi đặt cọc

Sau khi thỏa thuận xong giá cả, bạn cần kiểm tra những điều sau:
1. Kiểm tra xem chủ nhà có phải chính chủ không?
Thông tin chủ nhà: Bạn cần đối chiếu xem tên, ảnh, số CMTND trên sổ đỏ có trùng khớp với thông tin trên CMTND hay không.
Bạn cũng nên mang bản photo sổ hồng để kiểm tra tại phường hoặc tổ dân phố. Thông thường, ủy ban phường hoặc tổ trường tổ dân phố sẽ nắm rõ chủ nhà đó có phải chính chủ hay không.
2. Nhà có bị vướng quy hoạch?
Để biết bất động sản bạn muốn mua có bị vướng quy hoạch hay không, bạn có thể đến Phòng Quản lý đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại các UBND quận/huyện nơi bất động sản đó toạ lạc.
3. Nhà có bị ngăn chặn giao dịch không?
Thông tin này sẽ được kiểm tra khi bạn mang giấy photo chủ quyền nhà đến Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng để hỏi. Việc công chứng sẽ không thể thực hiện được nếu căn nhà vướng kiện tụng do tranh chấp tài sản, kê biên thi hành án…

đặt cọc mua nhà
Trước khi đặt cọc mua nhà, bạn cần kiểm tra cụ thể
nhiều thông tin để tránh gặp rắc rối sau này. Ảnh minh họa

4. Soạn thảo hợp đồng đặt cọc?
Bên có lợi sẽ là bên soạn thảo hợp đồng đặt cọc. Hợp đồng đặt cọc là văn bản quan trọng đầu tiên mà hai bên giao dịch ký kết. Trong công đoạn này, bạn nên nhờ một luật sư hoặc một chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn.

Những lưu ý trước khi ký hợp đồng đặt cọc

– Hợp đồng đặt cọc có thể có hoặc không công chứng. Nếu không công chứng, hợp đồng vẫn có hiệu lực theo điều 328, Bộ luật Dân sự năm 2015.
– Bạn cũng cần kiểm tra toàn bộ các điều khoản liên quan như: bản đồ vị trí, số tờ, số thửa, thông tin nhân thân, địa chỉ nhà, giá mua bán, ngày bàn giao nhà, các đợt thanh toán, thuế, lệ phí…
– Để tránh rắc rối sau này, khi ký phải có đủ vợ và chồng của bên bán.
– Chắc chắn có uỷ nhiệm chi của ngân hàng hoặc biên bản xác nhận giao nhận tiền sau khi đã giao tiền cho bên bán.

Sau khi ký hợp đồng đặt cọc cần làm gì?

– Nếu bạn phải vay ngân hàng, sau khi ký hợp đồng đặt cọc xong, bạn nên liên lạc để hỏi thủ tục ở ngân hàng. Bạn cũng nên căn cứ vào tài chính của mình để chọn ngân hàng cho vay tốt nhất.
– Giải quyết với người thuê hiện tại nếu căn nhà đang có người thuê.
– Chuẩn bị tài chính.

(Theo Vnexpress)
Facebook Comments

Tags:

Tin bài liên quan

Hà Nội dự kiến có 2 thành phố trực thuộc gồm thành phố logistics, dịch vụ (Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học (Hoà Lạc, Xuân Mai). TIN MỚI Tiếp tục kỳ họp thứ 6, chiều 10/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa […]

  • admin
  • 54 Views
  • Th11/13/2023

Dự án đường nối Đại lộ Thăng Long đến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình dài gần 7 km vừa được khởi công ngày 10/10/2023 nhằm xóa bỏ ùn tắc, tăng kết nối thủ đô và các tỉnh Tây Bắc. Đây là cơ hội giao thông thuận tiện cho 20.000 sinh viên của DH […]

  • admin
  • 74 Views
  • Th10/19/2023

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội triển khai ngay tuyến đường sắt đô thị từ trung tâm Thủ đô đến Hòa Lạc để giải quyết vấn đề kết nối giao thông. Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Trung tâm Đổi mới […]

  • admin
  • 75 Views
  • Th10/15/2023