Hà Nội đề nghị có cơ chế đặc thù làm 3 đường sắt đô thị

Hà Nội đề nghị có cơ chế đặc thù làm 3 đường sắt đô thị

 | Bất động sản

Hà Nội đề nghị có cơ chế đặc thù làm 3 đường sắt đô thị

Theo quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị…

UBND thành phố Hà Nội vừa có Tờ trình số 27 đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về chủ trương, cơ chế đầu tư 3 dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố ưu tiên đầu tư giai đoạn đến năm 2025.
Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội chú trọng phát triển giao thông công cộng khối lượng lớn, bảo đảm thị phần đảm nhận của đường sắt đô thị đến năm 2020 là 10-15%, đến năm 2030 là 25-30% và sau năm 2030 là 35-40%, giải quyết tình trạng ùn tắc, bảo đảm an toàn giao thông, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường…
Do vậy, UBND thành phố Hà Nội cho biết, việc sớm triển khai đầu tư xây dựng để đưa vào sử dụng trước năm 2025 đối với các tuyến đường sắt đô thị gồm tuyến số 2 đoạn Trần Hưng Đạo – Thượng Đình, tuyến số 5 Văn Cao – Hòa Lạc – Ba Vì và tuyến số 3 đoạn Ga Hà Nội – Hoàng Mai là đặc biệt cần thiết. Tổng mức đầu tư 3 dự án đường sắt đô thị là 125.614 tỷ đồng.
Về phương án cân đối nguồn lực đầu tư, Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho phép huy động từ 6 nguồn gồm tiết kiệm chi thường xuyên; tăng thu ngân sách thành phố; nguồn thu từ cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020; bán nhà chuyên dùng, trụ sở các sở, ngành; đấu giá quyền sử dụng đất; phát hành trái phiếu bổ sung thêm nguồn, trong thời gian 8 năm (2018-2025) là 135.000 tỷ đồng.
Đồng thời đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị trên.
Cụ thể, đề nghị Thủ tướng báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thành phố Hà Nội để lại toàn bộ các khoản vượt thu hằng năm, số thu từ cổ phần hóa từ trước năm 2017 để đầu tư cho dự án xây dựng các tuyến đường sắt đô thị. Trong đó, các khoản vượt thu trên địa bàn thành phố không bị đối trừ vào các khoản hụt thu từ các nguồn của Trung ương trên địa bàn.
Thủ tướng Chính phủ giữ ổn cơ cấu ngân sách như năm 2017, ổn định tỷ lệ điều tiết ngân sách, phần thành phố Hà Nội được hưởng là 35% trong giai đoạn 2021-2025 và cho phép điều tiết toàn bộ các khoản tiết kiệm được từ chi thường xuyên để chi đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị. Các khoản vượt thu, tiết kiệm chi được trích 100% vào quỹ dự trữ tài chính của thành phố để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt.
Thành phố cũng đề nghị Thủ tướng cho phép bán đấu giá tài sản công là nhà và đất; lập các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị; Phát hành trái phiếu xây dụng Thủ đô theo hạn mức Chính phủ đã cho phép…
Theo quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài là 417,8 km, trong đó 342,2 km sử dụng cầu cạn và cầu cạn kết hợp đi bằng, 75,5 km đi ngầm.
Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 40,056 tỷ USD, trong đó nhu cầu vốn đầu tư từ 2017 – 2020 là 7,55 tỷ USD; từ 2021 – 2025 là 7,6 tỷ USD; từ 2026 – 2030 là 3,56 tỷ USD; sau năm 2031 là 21,3 tỷ USD.
Dự kiến 10 tuyến đường sắt đô thị được Hà Nội quy hoạch gồm: tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên – Như Quỳnh), tuyến số 2 (Nội Bài – Thượng Đình – Bưởi), tuyến số 2A (Cát Linh – Hà Đông – kéo dài đến Xuân Mai), tuyến số 3 (Trôi – Nhổn – Yên Sở), tuyến số 4 (Mê Linh – Sài Đồng – Liên Hà), tuyến số 5 (Văn Cao – Hoà Lạc), tuyến số 6 (Nội Bài – Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh – Hà Đông), tuyến số 8 (Sơn Đồng – Mai Dịch – Dương Xá), tuyến Sơn Tây – Hoà Lạc – Xuân Mai.

Theo Kiều Linh

Vneconomy

Facebook Comments

Tags:

Tin bài liên quan

Hà Nội dự kiến có 2 thành phố trực thuộc gồm thành phố logistics, dịch vụ (Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học (Hoà Lạc, Xuân Mai). TIN MỚI Tiếp tục kỳ họp thứ 6, chiều 10/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa […]

  • admin
  • 47 Views
  • Th11/13/2023

Dự án đường nối Đại lộ Thăng Long đến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình dài gần 7 km vừa được khởi công ngày 10/10/2023 nhằm xóa bỏ ùn tắc, tăng kết nối thủ đô và các tỉnh Tây Bắc. Đây là cơ hội giao thông thuận tiện cho 20.000 sinh viên của DH […]

  • admin
  • 69 Views
  • Th10/19/2023

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội triển khai ngay tuyến đường sắt đô thị từ trung tâm Thủ đô đến Hòa Lạc để giải quyết vấn đề kết nối giao thông. Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Trung tâm Đổi mới […]

  • admin
  • 69 Views
  • Th10/15/2023